Đánh giá Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với sơ đồ chiến thuật bóng đá 11 người nhưng chưa hiểu về nó. Cùng Keonhacai tìm hiểu về chiến thuật này thế nào nhé! Mục lục hiện I 1. Tìm hiểu chung về sơ đồ chiến thuật bóng đá 11 người II 2. Top
Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với sơ đồ chiến thuật bóng đá 11 người nhưng chưa hiểu về nó. Cùng Keonhacai tìm hiểu về chiến thuật này thế nào nhé!
1. Tìm hiểu chung về sơ đồ chiến thuật bóng đá 11 người
Sơ đồ chiến thuật thi đấu là những dụng ý, ý đồ sâu xa trong đội hình thi đấu các cầu thủ trên sân. Tùy mục đích tấn công, phòng thủ, kiểm soát bóng mà sẽ có những chiến thuật, sơ đồ sắp xếp riêng cho đội bóng.
Sơ đồ chiến thuật bóng đá 11 người là việc sắp xếp 11 cầu thủ tận dụng những đặc điểm lợi thế, khả năng và mục đích thi đấu để dành được chiến thắng. Với mỗi cách sắp xếp sẽ tạo nên một sơ đồ chiến thuật theo dụng ý của HLV để đem lại những thành quả cho đội bóng.
2. Top 5 sơ đồ chiến thuật bóng đá 11 người phổ biến nhất
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 3-5-2
Có thể nói rằng đây là sơ đồ công thủ toàn diện trong bóng đá. Sơ đồ chiến thuật gồm thủ môn, 3 cầu thủ phòng ngự (1 trung vệ và 2 hậu vệ biên), 5 tiền vệ giữ sân (2 tiền vệ cánh, 2 tiền vệ trung tâm, 1 hộ công hoặc 1 tiền vệ trụ) cùng 2 tiền đạo trên cùng.
Nếu muốn ngăn cản đối phương phản công nhanh thì 3-5-2 chính là giải pháp tối ưu. Bộ 3 phòng ngự đủ sức phối hợp để chia cắt cầu thủ số “10” với các tiền đạo bên phía đối phương, còn các cầu thủ chạy cánh hạn chế không gian hoạt động bên phía đội bạn. Khi cần phòng ngự hay tấn công, 1 trong 3 tiền vệ ở giữa lùi về trụ để bọc lót cho các cầu thủ cánh hoặc tiến lên hộ công cho 2 tiền đạo bên trên.
Đồng thời, khi tổ chức phản công 3-5-2 cũng khá lợi hại. Bộ 3 tiền vệ cũng như 2 cầu thủ bám biên có thể tấn công theo nhiều phương án như bật ban trung lộ , đánh dọc biên và 2 tiền đạo có thể tự tạo cơ hội cho mình.
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 4-2-3-1
Trong các sơ đồ chiến thuật thì đội hình này được coi là sơ đồ chiến thuật hiệu quả nhất trong bóng đá hiện đại, 4-2-3-1 là sự công hưởng của tiềm năng tấn công và sự chắc chắn trong phòng thủ.
Sơ đồ chiến thuật này gồm thủ môn, 4 cầu thủ phòng ngự (2 trung vệ và 2 hậu vệ cánh), 2 tiền vệ trung tâm, 3 hộ công (trong đó có 1 người chơi ở vị trí số “10”) và 1 trung phong cắm duy nhất.
Điểm nổi bật của sơ đồ này là chuyền bóng tam giác, luôn hiệu quả hơn so với việc truyền thẳng, giúp kéo dãn đội hình đối phương tạo khoảng trống cho việc tấn công và tâm điểm phối hợp chéo giữa 1 tiền vệ trung tâm với 3 tiền vệ công phía trên.
Với sự linh hoạt và cơ động của các vị trí cùng cự ly đội hình hoàn hảo thì đội hình 4-2-3-1 rất khó bị lấn át, đặc biệt là khu vực giữa sân. Nó có thể luân chuyển giữa tấn công và phòng ngự nhanh chóng nhờ số lượng cầu thủ ở giữa sân lớn và cho phép 1 người lùi sâu về tham gia phòng ngự khi phản công nhanh và bất ngờ cũng như tạo cơ hội cho các tiền đạo cắm có phương án cùng cơ hội ghi bàn.
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 4-3-3
Đây là đội hình phổ biến nhất hiện nay với vai trò chính là tấn công tổng lực. Sơ đồ chiến thuật gồm thủ môn, 4 cầu thủ phòng ngự (2 trung vệ và 2 hậu vệ cánh), tuyến giữa gồm 3 tiền vệ (1 trung tâm và 2 cánh) và 3 tiền đạo.
Với 2 tiền đạo có khả năng chơi dãn biên, những đội bóng sử dụng sơ đồ 4-3-3 có thể khai thác khoảng trống mà các hậu vệ đối phương để lại khi dâng cao tấn công nhằm chế tối đa việc hỗ trợ tấn công bên phía đối phương và dễ dàng áp đặt thế trận 1 chiều.
Với 3 tiền vệ giữa sân gồm 1 phòng ngự và 2 con thoi sẽ giúp kiểm soát thế trận tốt hơn, cho phép các hậu vệ biên dâng cao tấn công và bọc lót cho đồng đội rất tốt phía sau khi bị phản công. Ngoài ra, khi chịu áp lực lớn hoặc tấn công không hiệu quả, sơ đồ 4-3-3 có thể chuyển về 4-1-4-1 nhằm giảm nhịp độ trận đấu hoặc giảm thiểu tối đa khả năng bị dính chiêu “hồi mã thương”.
Với 3 tiền vệ tuyến giữa, sơ đồ 4-3-3 dễ dàng áp đảo 2 tiền vệ trung tâm của sơ đồ 4-4-2, ngoài ra với 3 tiền đạo sẽ khai thác tốt khoảng trống để lại khi các hậu vệ dâng cao.
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 4-5-2
Thủ môn – 4 hậu vệ (hai biên; hai trung vệ) – 5 tiền vệ (hai cánh, 3 trung tâm) – một tiền đạo (trung phong). Đây là sơ đồ mà nhiều đội chọn khi phải du đấu trên sân của một đối thủ mạnh. Một đội muốn bảo toàn tỷ số thuận lợi đã giành được ở lượt đi (trong cuộc đấu có hai lượt trận) cũng thường chọn đấu pháp này.
Về lý thuyết, với 5 tiền vệ, một đội bóng sẽ mạnh hơn trong việc kiểm soát khu trung tuyến, an toàn hơn trong khâu phòng thủ. Khi đã chọn sơ đồ 4-5-1, đội bóng đó sẽ thi đấu hết trận với tư tưởng không thua là thắng, nhưng họ cũng rất nguy hiểm trong những pha phản công.
Để sơ đồ này vận hành trơn tru, tiền đạo duy nhất (trung phong) phải là cầu thủ có kỹ thuật cá nhân tốt, tốc độ cao, có khả năng đột phá, di chuyển hợp lý và dứt điểm tinh tế. Nếu không, mối liên hệ giữa trung phong và hàng tiền vệ sẽ dễ dàng bị đối thủ cắt đứt.
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 4-5-1
Đây là sơ đồ phòng ngự triệt để thường thấy ở các đội bóng yếu thế khi đối đầu các “ông lớn” hay những đội bóng thiếu hụt nhân sự do các cầu thủ gặp chấn thương triền miên. Sơ đồ đội hình gồm thủ môn, 4 cầu thủ phòng ngự (2 trung vệ và 2 hậu vệ biên), 5 tiền vệ giữa sân (2 tiền vệ trung tâm, 1 tiền vệ trụ và 2 tiền vệ cánh) và 1 tiền đạo cắm duy nhất.
Với nhân sự dày đặc khu vực giữa sân, sơ đồ này đủ sức giành quyền kiểm soát thế trận với các sơ đồ còn lại, đôi khi bạn còn thấy hàng tiền vệ lùi sâu hoặc tiền đạo duy nhất lùi về khu vực giữa sân tạo thành sơ đồ 4-6-0 hoặc 9-1-0, dựng lên “bức tường bê tông dày đặc” hay “xe buýt 2 tầng nằm ngang” khiến đối thủ cực kỳ khó trong việc tạo đột phá tiếp cận khung thành.
Sơ đồ nay cũng có thể chuyển sang thế công khi cần thiết: “Chỉ cần đẩy 2 tiền vệ cánh lên cao thì nó lập tức trở thành sơ đồ tấn công tổng lực 4-3-3”. Thực chất, nhiều đội bóng có xu hướng chuyển về sơ đồ 4-5-1 sau khi có bàn thắng dẫn trước để làm giảm nhịp độ trận đấu và tìm kiếm cơ hội tiếp theo.
Trên đây là những chia sẻ về Top 5 sơ đồ chiến thuật bóng đá 11 người hiệu quả nhất. Bạn đã bắt gặp những sơ đồ chiến thuật bóng đá trên qua các giải đấu rồi chứ?