Phản lưới nhà trong bóng đá là gì?

Phản lưới nhà trong bóng đá là gì?

Đánh giá Bóng đá chứa nhiều kỷ lục làm nên tên tuổi của nhiều quốc gia, cầu thủ và các huấn luyện viên. Rất nhiều kỷ lục được mong đợi, nhưng cũng có cả những kỷ lục không mong muốn đó là những kỷ lục về việc phản lưới nhà. Là người ưa thích môn

Bóng đá chứa nhiều kỷ lục làm nên tên tuổi của nhiều quốc gia, cầu thủ và các huấn luyện viên. Rất nhiều kỷ lục được mong đợi, nhưng cũng có cả những kỷ lục không mong muốn đó là những kỷ lục về việc phản lưới nhà. Là người ưa thích môn thể thao này, bạn đã hiểu phản lưới nhà là gì và có biết tới kỷ lục phản lưới nhà trong lịch sử nào chưa? Hôm nay hãy cùng keonhacai tìm hiểu nhé!

Phản lưới nhà
Phản lưới nhà

1. Phản lưới nhà là gì?

Phản lưới nhà là một thuật ngữ ám chỉ một cầu thủ ghi bàn vào trong lưới của đội mình thay vì vào lưới của đối phương. Các pha đá phản lưới nhà thường là do các cầu thủ hoặc vận động viên bị chặn lại ở khu vực ghi bàn khiến cho cầu thủ đó bắt buộc phải đá về phía thủ môn. Đây có thể thấy là tình huống không mấy hiếm gặp trong bóng đá.

2. Pha ghi bàn từ phản lưới nhà có được tính vào tỷ số trận đấu không?

Những bàn thắng đá phản lưới nhà vẫn sẽ được tính vào tỷ số điểm của đối phương thường là một sai lầm đáng xấu hổ cho các cầu thủ ghi bàn. Tuy nhiên, ở trong 1 số môn thể thao thì đây có thể coi là một chiến lược của họ.

Nếu một đội bóng cố tình thua cuộc sẽ có thể sử dụng cách đá phản lưới nhà. Những cầu thủ đá phản lưới nhà này sẽ có thể bị phát hoặc cấm đá ở một số trận tiếp theo.

3. Kỷ lục phản lưới nhà 

Kỷ lục phản lưới nhà
Kỷ lục phản lưới nhà

Những cú phản lưới nhà đôi khi cũng tạo nên lịch sử mà phải kể đến nhất là kỷ lục tại Euro 2020. Euro 2020 chứng kiến nhiều kỷ lục mới, trong đó có một kỷ lục không cầu thủ và đội tuyển nào mong muốn với 11 pha đốt lưới nhà, nhiều hơn cả 15 kỳ Euro trước đó cộng lại.

Ở trận bán kết giữa tuyển Anh và Đan Mạch, pha chuồi người cản phá bóng của đội trưởng Đan Mạch Simon Kjaer ở phút 39 vô tình trở thành pha đốt lưới nhà và giúp tuyển Anh gỡ hòa 1-1. Đây cũng là pha đốt lưới nhà thứ 11 tại Euro, nhiều hơn con số 9 pha đốt lưới nhà trong suốt 15 kỳ Euro trước đó cộng lại. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Euro tuyển Anh được hưởng lợi từ pha đá phản lưới nhà của đối thủ để giúp Tam sư giành vé vào chơi ở trận chung kết. Phải sau 17 năm người hâm mộ mới được chứng kiến một pha phản lưới nhà ở bán kết giải vô địch châu Âu khi Kjaer tiếp bước Jorge Andrade tại Euro 2004.

Pha đá phản lưới nhà đầu tiên báo hiệu một kỳ Euro kỳ lạ nhất trong lịch sử thuộc về trung vệ Merih Demiral của đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ trong trận đấu khai mạc với tuyển Italia. Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu thất bại 0-3 sau sai lầm của trung vệ thuộc biên chế CLB Juventus.

Ở những trận đấu tiếp theo của vòng bảng, thủ thành Szczesny của Ba Lan ghi danh lịch sử với tư cách là thủ môn đầu tiên phản lưới. Cú sút của cầu thủ bên phía Slovakia đưa bóng đập cột, bật lưng của ngôi sao thuộc biên chế Juventus rồi lăn qua vạch vôi.

Tiếp theo, thủ môn Hradecky của đội tuyển Phần Lan cũng trở thành nạn nhân bất đắc dĩ khiến đội nhà bị thủng lưới trong trận thua 0-2 trước Bỉ. Sau pha dứt điểm bằng đầu của trung vệ Thomas Vermaelen, bóng đập trúng xà ngang rồi đập trúng tay đi vào lưới trước sự bất lực của Hradecky.

Pha phản lưới tiếp thuộc về Martin Dubravka. Pha bắt hụt để bóng rót vào khung thành trong trận gặp Tây Ban Nha chắc chắn là một trong những khoảnh khắc đáng quên nhất sự nghiệp của Martin Dubravka của đội tuyển Slovakia. Thủ môn thuộc biên chế Newcastle góp công lớn khiến đội nhà bị loại sau trận thua tan tác 0-5 trước Tây Ban Nha.

Trung vệ Mats Hummels của tuyển Đức cũng có khoảnh khắc đáng quên với pha đốt lưới nhà trong trận ra quân với tuyển Pháp. “Con trai tôi chưa biết phản lưới là gì. Cháu chỉ biết bóng vào lưới là bàn thắng thôi. Tôi được mọi người ở nhà kể rằng cháu đã hò reo vui mừng vì tưởng bố ghi bàn. Có lẽ, tôi phải dạy cháu về phản lưới”, Hummels chia sẻ thú vị trên tờ Bild.

Đội tuyển Bồ Đào Nha gây thất vọng khi có đến 2 pha đá phản lưới nhà trong trận đấu với tuyển Đức ở vòng bảng. Trung vệ dày dặn kinh nghiệm của Man City Ruben Dias là người đá phản lưới đầu tiên.

Raphael Guerreiro là tội đồ thứ hai của Bồ Đào Nha với pha đá phản lưới khó hiểu trong trận thua 2-4 trước tuyển Đức.

Pha khống chế bóng lỗi của thủ thành Unai Simon của đội tuyển Tây Ban Nha khiến đồng đội Pedri nằm trong danh sách các tội đồ “đốt lưới nhà”. Rất may Tây Ban Nha vẫn vượt qua Croatia để giành chiến thắng ở vòng 1/8.

Tây Ban Nha cũng được hưởng lợi từ pha “đốt lưới nhà” của đối thủ. Jordi Alba dứt điểm đưa bóng đập trúng chân của Zakaria phía Thụy Sỹ. Cả hai hòa nhau 1-1 trong 120 phút thi đấu nhưng “bò tót” vượt qua đối thủ trong loạt sút luân lưu.

Trên đây là những thông tin về hành động phản lưới nhà trong bóng đá và thống kê kỷ lục thật thú vị. Bạn đã hiểu về phản lưới nhà trong bóng đá rồi chứ?