Đánh giá Sân cỏ là sân khấu giúp cho các cầu thủ phô diễn hết mọi kỹ thuật chơi bóng của họ. Làng túc cầu ngày nay chắc chắn không còn xa lạ với hình ảnh sút phạt thương hiệu của Ronaldo. Tuy nhiên ít ai biết về tên gọi có kỹ thuật này –
Sân cỏ là sân khấu giúp cho các cầu thủ phô diễn hết mọi kỹ thuật chơi bóng của họ. Làng túc cầu ngày nay chắc chắn không còn xa lạ với hình ảnh sút phạt thương hiệu của Ronaldo. Tuy nhiên ít ai biết về tên gọi có kỹ thuật này – Knuckleball. Vậy chính xác Knuckleball là gì? Cách thực hiện cú sút phạt Knuckleball đẳng cấp như CR7 như thế nào? Trong bài viết hôm nay hãy cùng keonhacai tìm hiểu về Knuckleball.
1. Knuckleball là gì?
Knuckleball là một thuật ngữ bằng tiếng Anh có xuất phát từ môn bóng chày. Thuật ngữ này được dùng diễn tả một cách ném bóng sao cho quả bóng chày khi vừa được tung ra khỏi tay sẽ bay theo một quỹ đạo lắc léo, không hề có độ xoáy và cực kỳ khó đoán. Sau đó, nhiều cầu thủ đã hiểu được những lợi ích to lớn nếu đưa Knuckleball vào trong bóng đá. Cho nên họ quyết định dày công luyện tập và gọi nó là Knuckle shot.
Nếu thực hiện được một cú Knuckleball đúng chuẩn mực sẽ khiến các thủ môn không kịp phản ứng vì quỹ đạo của quả bóng có thể đổi hướng bất kỳ lúc nào. Một số cầu thủ đã sử dụng thành thạo cách sút bóng này để tạo nên thương hiệu cho riêng mình, điển hình như Cristiano Ronaldo.
2. Cách thực hiện Knuckleball như thế nào?
Để thực hiện được một cú Knuckleball đúng chuẩn bạn cần phải luyện tập rất nhiều theo các bước theo hướng dẫn sau đây:
Lấy đà
Để cú Knuckleball có được độ căng cần thiết, bạn cần phải lấy đà với khoảng cách từ 5 đến 7 bước và chạy đà với gia tốc lớn. Lưu ý là góc chạy sẽ chéo với vị trí của quả bóng một góc khoảng từ 30 đến 45 độ là tốt nhất.
Chân trụ
Bạn cần phải tính khoảng cách sao cho chân trụ phải cách bóng khoảng từ 20 đến 25cm và hơi chùn gối để dồn hết lực sút vào quả bóng.
Điểm tiếp xúc với quả bóng
Trong kỹ thuật sút bóng cực khó này, điểm tiếp xúc giữa chân với quả bóng chính là yếu tố quyết định quỹ đạo bay của quả bóng. Nếu bạn muốn quả bóng bay cao thì điểm cứng nhất trên bàn chân phải chạm đúng vào khoảng 2/3 bề mặt quả bóng và hơi chếch xuống dưới. Nếu muốn quả bóng bay thấp thì chếch lên trên một xíu.
Tư thế sút bóng
Về tư thế sút bóng, bạn có thể muốn thực hiện nó ở tư thế nào cũng được miễn là bạn cảm thấy phù hợp. Tuy nhiên việc đổi tư thế sút cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc đánh lừa thủ môn.
3. Đặc điểm của cú sút phạt Knuckleball trong bóng đá
Cách sút phạt Knuckleball thường được thực hiện bởi những cầu thủ có đôi chân khỏe, lực sút mạnh. Lý do vì bắt buộc bóng trong các cú sút Knuckle phải đi căng mà không được xoáy, “lắc lư” sang trái rồi sang phải không thể đoán biết trước được.
Cristiano Ronaldo là một trong những chuyên gia hàng đầu của kiểu đá này. Mỗi khi nhắc tới Knuckleball, fan hâm mộ của trái bóng tròn liên tưởng ngay tới dáng đứng có 1-0-2 của cầu thủ người Bồ Đào Nha. Khi CR7 thực hiện thành công Knuckleball thì dường như thủ môn đội bạn không có cơ hội bắt, chỉ có thể đứng nhìn bóng bay vào lưới bất lực.
4. Điểm yếu của Knuckleball
Điểm yếu duy nhất của Knuckleball chính là việc nó rất khó để thực hiện nhuần nhuyễn trừ khi kỳ công khổ luyện như Ronaldo hay Roberto Carlos. Hơn nữa, Knuckleball đòi hỏi người thực hiện nó phải có một lực sút rất mạnh.
Chính vì vậy, nó đã trở thành một kiểu sút không dành cho những cầu thủ nhỏ con, có lực sút yếu. Ngoài ra, một cú Knuckleball còn chịu thêm những ảnh hưởng phụ khác từ không khí và luồng gió nữa.
Có rất nhiều kỹ thuật để có thể thực hiện một cú sút. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có Knuckleball là kiểu sút được đánh giá là có độ hiểm hóc cao nhất. Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu được về cú sút phạt Knuckleball